Giải quyết lấn chiếm đất đai và tranh chấp lối đi

840 Lượt xem

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp về tài sản phức tạp; tốn nhiều thời gian, chi phí để giải quyết nhất hiện nay. Với đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai chuyên về nhà đất uy tín, giàu kinh nghiệm thực tế; Luật Đất Thủ có thể hỗ trợ khách hàng tư vấn tranh chấp đất đai một cách hiệu quả; nhanh chóng cho tất cả các trường hợp tranh chấp.

Xuất phát từ tính chất đặc thù tranh chấp đất đai rất phức tạp; tốn nhiều thời gian nên chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết từ giai đoạn đầu tiên của tranh chấp. Khi đến với Luật Đất Thủ – đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực đất đai nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng như sau:

Thứ nhất, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp

Đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai Luật Đất Thủ là những luật sư giỏi; giàu kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đất đai, nhà ở để hỗ trợ khách hàng rút ngắn thời gian giải quyết; và tiết kiệm chi phí.

Đội ngũ Luật sư thành viên; Luật sư cộng sự đông đảo. Có thể tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi có trụ sở tại Hà Nội; văn phòng chi nhánh tại Hồ Chí Minh; Văn phòng Chi nhánh tại Đà Nẵng; Văn phòng chi nhánh Hà Tĩnh.

Thứ hai, xử lý thông tin nhanh chóng

Chúng tôi có quy trình tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu để nghiên cứu; và đưa ra các phương án giải quyết để khách hàng xem xét nhanh chóng. Giúp bạn lựa chọn phương án tốt nhất để bảo vệ tối đa quyền; lợi ích hợp pháp của mình.

Chuyên viên pháp lý/Luật sư có thể giải đáp tất cả vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở. Giải quyết tất cả các loại tranh chấp đất đai như: Tranh chấp đất đai khi ly hôn; Tranh chấp Hợp đồng mua bán, đặt cọc, tặng cho, thế chấp; Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; Tranh chấp ranh giới đất đai; Tranh chấp đòi lại đất,…

Thứ ba, dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, chi phí hợp lý

Chúng tôi nhận ủy quyền giải quyết tất cả các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai. Thực hiện soạn thảo hồ sơ pháp lý; thu thập chứng cứ liên quan để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thay mặt khách hàng tham gia đàm phán; hòa giải, khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền; hoặc tranh tụng tại Tòa án.

Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai rõ ràng, hợp lý. Phù hợp với tính chất; mức độ tranh chấp của từng vụ việc cụ thể. Đảm bảo khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí; và thời gian giải quyết tranh chấp.

Luật sư làm việc luôn tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của Luật Luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Luôn đặt uy tín; chất lượng dịch vụ Luật sư đất đai lên hàng đầu. Trách nhiệm với công việc và luôn nỗ lực hết mình vì quyền; lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến

Các tranh chấp về đất đai và tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thường đan xen lẫn nhau. Qua thực tiễn giải quyết của Luật sư chuyên về đất đai chúng tôi xác định tranh chấp này có thể được chia thành các dạng như sau:

  • Tranh chấp quyền sử dụng đất bao gồm các dạng như: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; Tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; Tranh chấp ranh giới, mốc giới; Tranh chấp lối đi, ngõ đi chung,..
  • Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng nhà đất hoặc thừa kế là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan đến đất đai như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng; Hợp đồng đặt cọc; Thế chấp; Bảo lãnh; Chuyển đổi; Tặng cho; Cho thuê, mượn; Góp vốn,…
  • Tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất: Chia tài sản chung của hộ gia đình; Vợ chồng; Giữa các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất chung.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các tranh chấp đất đai phải trải qua thủ tục hòa giải tại địa phương trước khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại tòa án hoặc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.

Thẩm quyền thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

Ủy ban nhân dân cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai đối với những trường hợp tranh chấp bắt buộc phải hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.

Thẩm quyền thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hoà giải:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp: Đất chưa có sổ đỏ/Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của ủy ban nhân dân. Bạn có thể khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền.
  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ/Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai. Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp đồng, thừa kế, chia tài sản chung là đất đai, nhà ở.
  • Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính như: Cấp sổ đỏ, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư trái quy định của pháp luật.

Mặc dù Luật đất đai, Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như trên. Tuy nhiên tùy theo từng vụ việc mà Luật Đất Thủ khi tiếp nhận hồ sơ sẽ phân tích đưa ra các phương án để bạn cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp sao cho hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu UBND xã/phường giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bước 2: UBND xã phường tiến hành thẩm tra, xác minh và thu thập tài liệu liên quan đến tranh chấp.
  • Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Bước 4: Tổ chức phiên họp hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Bước 5: Công nhận kết quả hòa giải.

Đối với một số trường hợp tranh chấp đất đai, hòa giải tại UBND là điều kiện tiên quyết để tòa án thụ lý vụ án. Nếu vận dụng tốt thì hòa giải cũng là bước đi để thu thập chứng cứ trước khi khởi kiện. Ý kiến tại phiên hòa giải cũng sẽ được xem là chứng cứ để cung cấp cho tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện/tỉnh

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện/tỉnh được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Gửi đơn khiếu nại tranh chấp đất đai. Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bước 2: Thẩm tra, xác minh nội dung vụ việc tranh chấp. Cơ quan tham mưu/ thanh tra làm việc với các bên tranh chấp và các bên có liên quan.
  • Bước 3: Chủ tịch UBND huyện/ tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu bạn không đồng ý có thể khiếu nại lần hai lên UBND tỉnh/ Bộ tài nguyên môi trường hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án

Trước khi khởi kiện bạn cần kiểm tra thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai có còn không? Nếu còn thời hiệu thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án.
  • Bước 2: Nộp án phí khởi kiện tranh chấp đất đai.
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án tranh chấp đất đai.
  • Bước 4: Chuẩn bị xét xử: Trong giai đoạn này tòa án sẽ triệu tập các đương sự lên để lấy lời khai. Bổ sung, thu thập chứng cứ. Thẩm định, định giá tài sản tranh chấp. Mở phiên họp hòa giải, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai và công bố chứng cư.
  • Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Lưu ý:

Bản án sơ thẩm các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị trong 30 ngày. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực. Nếu có kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được tòa cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Kết quả thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai phụ thuộc rất nhiều vào các lời khai, tài liệu, chứng cứ cung cấp cho tòa án. Cùng với đó là kỹ năng, kinh nghiệm tham gia tranh tụng của các đương sự.

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đai, nhà ở

Di sản thừa kế là nhà đất dù có di chúc hay không có di chúc thì vẫn thường xuyên phát sinh tranh chấp quyền thừa kế đất đai giữa các đồng thừa kế; hoặc giữa người được hưởng di sản thừa kế với người đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất.

– Tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất thường phát sinh giữa các anh em trong gia đình và có quan hệ thân thích; ruột thịt với nhau. Tuy nhiên không vì thế mà loại tranh chấp này trở nên dễ giải quyết bởi đôi khi chính yếu tố tình cảm xen lẫn vào các quan hệ tài sản lại làm cho vụ việc càng trở nên căng thẳng, phức tạp.

– Tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất có thể phát sinh khi người để lại di sản không có di chúc; hoặc có di chúc nhưng một bên cho rằng việc lập di chúc; và nội dung của di chúc không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Nhiều người cho rằng đất có nguồn gốc của bố mẹ nhưng sổ đỏ đã đứng tên một trong các người con thì không phải chia di sản thừa kế nhà đất cho các đồng thừa kế khác. Tuy nhiên nếu vẫn còn thời hiệu để khởi kiện thi vẫn có thể đề nghị tòa án chia di sản thừa kế.

Luật sư đất đai tư vấn tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất có thể được chia thành 2 dạng chủ yếu là tranh chấp ranh giới đất đai; hoặc tranh chấp toàn bộ thửa đất liên quan đến việc ai là người có quyền sử dụng đất.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; tùy vào từng vụ việc mà các bên có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất tại một trong các cơ quan sau:

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phường.

Nếu hòa  giải thành và kết quả hòa giải được công nhận theo đúng quy định của pháp luật thì tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết xong.

Thủ tục đề nghị UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi kiểm tra, xác minh, mời các bên lên làm việc UBND cấp huyện sẽ ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu các bên đồng ý, không có khiếu nại; hoặc khởi kiện liên quan đến quyết định này thì vụ việc tranh chấp sẽ được giải quyết xong.

Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai mặc dù khá phức tạp và kéo dài nhưng bản án; quyết định của Tòa án khi có hiệu lực sẽ xác định quyền sử dụng đất thuộc về bên nào và giúp bạn giải quyết tranh chấp một cách triệt để.

Trường hợp bạn hoặc gia đình đang gặp phải tranh chấp đất đai nhưng không thể nắm rõ quy định của pháp luật; trình tự thủ tục; hoặc không có thời gian tham gia giải quyết tranh vụ việc thì có thể liên hệ với Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai của chúng tôi để được hỗ trợ.

Luật sư đất đai tư vấn tranh chấp Hợp đồng nhà đất

– Hợp đồng liên quan đến nhà đất hiện nay Luật sư đất đai của chúng tôi thường gặp các dạng phổ biến như: Hợp đồng mua bán; chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất; Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dung đất; Hợp đồng tặng cho nhà đất; Hợp đồng thuê; Hợp đồng cầm cố, thế chấp,…

– Tranh chấp Hợp đồng nhà đất là loại tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Khi giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng nhà đất thì bạn cần phải chú ý đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất của hợp đồng hình thức; chủ thể, nội dung hợp đồng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Luật sư đất đai thường sẽ bảo vệ quyền lợi khách hàng theo hướng. Đơn phương chấm dứt hợp đồng; Hợp đồng vô hiệu; Hủy bỏ hợp đồng hoặc buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng.

– Thực tế hiện nay rất phổ biến trường hợp mua bán nhà đất viết tay; hoặc không có giấy tờ. Đến khi bên mua làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cần sự xác nhận; hợp tác của bên bán để sang tên nhưng bên bán không hợp tác dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Luật tư đất đai tư vấn, giải quyết tranh chấp lối đi chung

Tình huống thực tế: Chào Luật sư tư vấn Luật đất đai! Hiện nay gia đình tôi đang có tranh chấp với nhà hàng xóm liền kề liên quan đến lối đi chung. Diện tích đất 35m2 này gia đình; và một số hộ khác vẫn qua lại làm đường đi công cộng nhưng không hiểu vì sao gần đây nhà hàng xóm lại xuất trình được sổ đỏ có cả phần lối đi này là đứng tên riêng của họ. Xin luật sư tư vấn luật về hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung trong trường hợp này; và thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung như thế nào?

Thứ nhất, về hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung

Đối với trường hợp của gia đình bạn do bên kia đã được cấp sổ đỏ đối với phần đất đang tranh chấp nên chỉ có 02 phương án để xử lý.

– Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ có phần đất là lối đi chung đã cấp cho bên kia; nếu bạn có đủ căn cứ pháp lý; chứng cứ chứng minh được đất đấy là phần lối đi chung của các gia đình.

– Nếu phần đất 35m2 là của bên hàng xóm và đã được cấp sổ theo đúng quy định của pháp luật và nếu gia đình bạn; và các gia đình khác không có lối đi nào khác thì có thể yêu cầu gia đình hàng xóm liền kề phải mở lối đi cho mình.

Thứ hai, về trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung

Sau khi xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp; bạn có thể thực hiện các công việc cần thiết theo trình tự để giải quyết tranh chấp. Cụ thể như sau:

– Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai: Đề nghị UBND xã hòa giải tranh chấp lối đi liền kề, lối đi chung giữa các bên. Tại buổi hòa giải bạn có thể đưa ra các chứng cứ; căn cứ pháp lý của mình để các bên cân nhắc; thương lượng, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.

– Đề nghị UBND có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là lối đi chung, ngõ chung.

– Nếu không thể hòa giải được hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lối đi chung thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Ngoài việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho tòa án thì bạn cũng cần tìm hiểu; vận dụng quy định của pháp luật đất đai về tranh chấp lối đi chung; Bộ luật dân sự 2015; Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bài viết liên quan