Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

138 Lượt xem

Luật đất thủ tư vấn hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, đại diện giải quyết tranh chấp chia tài sản, con chung, nợ chung,..Với thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng, cam kết bảo mật thông tin.

  1. Luật đất thủ tư vấn hồ sơ ly hôn bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

Bộ hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài thông thường sẽ cần những giấy tờ cơ bản như sau:

– Đơn xin ly hôn có xác nhận của Đại sứ quán

– Đăng ký kết hôn (bản gốc);

– Giấy tờ tuỳ thân 02 vợ chồng;

– Giấy khai sinh của con;

– Các giấy tờ về cư trú của 02 bên;

– Các giấy tờ liên quan tới tài sản chung, nợ chung (trường hợp có yêu cầu);

Sau khi hoàn tất hồ sơ, Bạn nộp thủ tục ly hôn tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

  1. Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài được chuẩn bị theo danh mục đã được chúng tôi liệt kê nêu trên.

Nếu một trong hai không thể về Việt Nam được thì hồ sơ còn cần kèm theo đơn xin xét xử vắng mặt để tòa án có thể xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt cho vợ chồng.

Các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn nêu trên nếu được cơ quan nước ngoài cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Tòa án cấp tỉnh nơi có hộ khẩu tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Có thể nộp đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho Luật sư/ người quen nhận hồ sơ và nộp trực tiếp đến Tòa án.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ; Tòa án xem xét về thẩm quyền và tính hợp lệ của hồ sơ ly hôn trong vòng 8 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ; Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí/ lệ phí cho người yêu cầu với thời hạn đóng 05 ngày. Sau khi người yêu cầu ly hôn hoàn thành việc đóng phí theo thông báo; vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ ly và giải quyết theo quy định.

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải

Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. (Trừ một số trường hợp đặc biệt)

Kết quả của thủ tục hòa giải tại Tòa án như sau:

Hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành. (Sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn). Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ thời điểm ban hành và không được kháng cáo kháng nghị.

Hòa giải không thành: Tòa lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Tòa án xét xử sơ thẩm

Bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

  1. Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt

Khi xử lý một vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, Tòa án sẽ triệu tập các bên. Khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì vợ, chồng phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn thì phiên tòa sẽ hoãn xét xử.

Trường hợp triệu tập lần thứ hai, vợ/chồng tiếp tục vắng mặt nếu có lý do chính đáng (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt). Nếu không, Tòa án sẽ xử lý như sau:

Nguyên đơn vắng mặt: Sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.

Bị đơn vắng mặt: Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt;

Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố. Trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Như vậy, vợ/chồng có thể vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn trong trường hợp bất khả kháng hoặc có đơn đề nghị xét xử vắng mặt… Tuy nhiên, thời gian giải quyết vụ án ly hôn sẽ kéo dài.

  1. Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài: Theo quy định hiện hành thời gian giải quyết một nột vụ việc yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước ngoài kéo dài khoảng 6-8 tháng vì trong quá trình giải quyết Toà án nhân dân có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp qua lại giữa cơ quan tư pháp của hai nước Việt Nam và nước ngoài.