Giải quyết các trường hợp lừa đảo, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt, hủy hoại liên quan đến đất đai.

338 Lượt xem
  1. Luật sư tư vấn về các mức hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tùy từng mức độ nguy hiểm của hành vi, mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại thì người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt với những hành vi tương ứng, cụ thể:

– Luật sư tư vấn khung hình phạt thấp nhất mà người phạm tội có thể bị truy cứu, phải chấp hành đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

– Tư vấn về các trường hợp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Luật sư tư vấn khung hình phạt tương ứng đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản cho vay lãi nặng, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ và lợi dụng quyền hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dùng thủ đoạn xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản của người khác, chiếm đoạt tài sản của người khác.

– Luật sư tư vấn các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là tù chung thân;

– Tư vấn các điều kiện, thủ tục cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các điều kiện để được hưởng án treo đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự;

– Luật sư tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật để xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, cũng như xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn các trường hợp được tha tù trước thời hạn, hoặc các trường hợp được giảm thời gian thử thách án treo khi chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tuân thủ các nội quy, đáp ứng các điều kiện để được giảm thời gian thử thách, các trường hợp được tha tù trước thời hạn;

– Luật sư hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý tương ứng với từng trường hợp cụ thể mà khách hàng cung cấp, đảm bảo các quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt là xác định khung hình phạt tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự.

Nên làm gì khi bị lừa đảo mua bán nhà đất?

  1. Ngăn chặn hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất: Khi sự việc đã rồi, tức là bạn đã bị lừa mua bán nhà đất thì việc đầu tiên nên làm là soạn một tờ đơn ngăn chặn hoạt động mua bán nhà đất đó nhằm tránh mọi việc trở nên phức tạp và rối rắm hơn khi có sự tham gia của bên thứ 3. Đơn ngăn chặn hành vi mua bán nhà đất bạn cần gửi đến các cơ quan sau: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố nơi có đất, văn phòng đăng ký đất đai Quận/huyện nơi có đất, UBND phường nơi có đất.

Mục đích của việc làm đơn là thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng tranh chấp liên quan đến mua bán nhà đất. Kèm theo là bằng chứng của việc tranh chấp.

  1. Đàm phán trực tiếp: Thực ra việc bị lừa không chỉ hẳn là lỗi của một bên, việc nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về luật pháp chính là cơ hội để kẻ lừa đảo tận dụng. Nếu chẳng may là nạn nhân của lừa đảo mua bán nhà đất, hãy tìm cách thông báo cho đối tượng rằng bạn đã phát hiện ra hành vi và có biện pháp nhờ tới pháp luật can thiệp nhưng sẵn sàng đàm phán để giải quyết trong êm thấm để tránh rắc rối thêm cho hai bên. Biết đâu, bạn sẽ giải quyết được mọi chuyện một cách êm đẹp.
  2. Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất: Đây là con đường cuối cùng nếu không thể đàm phán hoặc đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất đã bỏ trốn. Bạn cần làm đơn tố cáo ra các cơ quan chức năng nhằm yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên hoặc các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán liên quan.

Nếu có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của bộ luật hình sự, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bạn.

Bài viết liên quan