Khiếu nại, khởi kiện hành chính đối với chính quyền có sai phạm

384 Lượt xem

Quy trình khiếu nại, khởi kiện hành chính về đất đai. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người sử dụng đất chọn khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.

Phân biệt Khiếu nại đất đai và Khởi kiện hình chính đất đai

Khiếu nại hành chính về đất đai

– Khiếu nại về đất đai về bản chất đó là khiếu nại hành chính. Khiếu nại đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức… đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Cơ quan tổ chức có thẩm quyền giúp kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của các hành vi và quyết định hành chính ngăn chặn hành vi trái pháp luật và thực thi tốt quyền giám sát của công dân trong hoạt động quản lý đất đai.

Khởi kiện đất đai bằng con đường hình chính

Khởi kiện quyết định hành chính về đất đai là việc người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đến tòa án có thẩm quyền.

Việc khởi kiện hành chính về đất đai, khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện theo trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính theo từng loại vụ việc hành chính.

Quy trình khiếu nại đất đai theo luật hiện hành

Khiếu nại đất đai quy định Luật Đất đai 2013 thì trường hợp khiếu nại về đất đai sẽ thực hiện theo quy trình khiếu nại hoặc khởi kiện như sau:

  • Giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND cấp tỉnh, nếu như người khiếu nại không đồng ý đối với quyết định giải quyết quyết tranh chấp đất đai thì có quyền:
  • Khiếu nại lần hai đến bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực
  • Khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2016 hiện hành.

Như vậy việc giải quyết tranh chấp về đất đai các chủ thể có thể lựa chọn hình thức khởi kiện hoặc khiếu nại đất đai theo quy trình ở tại sơ đồ sau:

Quy định khiếu nại, khởi kiện về đất đai:

Khiếu nại và khởi kiện đất đai là hai hoạt động khác nhau về cách thực hiện, thủ tục giải quyết tranh chấp mà người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hình thức khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước hay khởi kiện tố tụng tranh chấp đất đai tại Tòa án. tham khảo thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự về đất đai

Dưới đây là các quy định về trình tự giải quyết chấp đất đai bao gồm cả quyền khiếu nại đất đai và khởi kiện, khởi kiện đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành:

Theo quy định tại Điều 204 Luật đất đai năm 2013:

  1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
  2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”.

Đối tượng khiếu nại về đất đai:

Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai

Khiếu nại hành vi hành chính về quản lý đất đai nếu cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Khiếu nại đất đai ở đâu?

Theo quy định thì thẩm quyền giải khiếu nại đất đai như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Chủ tịch UBND cấp huyện:

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình
  • Giải quyết khiếu nại lần 2 đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh:

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

–  Thủ trưởng cơ quan cấp trên khác:

Có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu nếu đó là hành vi hành chính, hoặc quyết định hành chính của mình hoặc cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra.

Thời hiệu khiếu nại đất đai

Đối với vấn đề thời hạn giải quyết đơn khiếu nại về đất đai được quy định theo luật khiếu nại tố cáo mới nhất 2011 là: 90 ngày, tính từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (những ngày ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu)

Quy định về trình tự giải quyết khiếu nại đất đai

Căn cứ và quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về trình tự khiếu nại:

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại, thì khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Do đó, trình tự giải quyết khiếu nại đất đai sẽ có quyền 2 lần khiếu nại và nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai lần 1 hoặc lần 2 hoặc quá thời hạn giải quyết có quyền làm đơn khởi kiện đất đai ra Tòa án.

Cách khiếu nại đất đai

Khi có căn cứ khiếu nại đất đai thì người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại bằng 2 cách theo quy định tại điều 8 Luật khiếu nại 2011.

– Cách thức 1: Làm đơn khiếu nại về đất đai hay đơn kiến nghị về đất đai gửi đến nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

– Cách thức 2: Đến cơ quan có thẩm quyền khiếu nại trực tiếp.

Trong trường hợp khiếu nại đất đai trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn người khiếu nại khiếu nại về đất đai hoặc người tiếp nhận ghi lại nội dung trình bày khiếu nại của người khiếu nại bằng văn bản và sau khi tiếp nhận người khiếu nại đọc lại nội dung hoặc được đọc lại nội dung rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản ghi nội dung khiếu nại đất đai đó.

Tuy nhiên, thường để có căn cứ tính thời hạn giải quyết khiếu nại, nêu rõ vấn đề thì nên làm đơn khiếu nại đất đai.

Quy định khởi kiện đất đai trong lĩnh vực hành chính

Khởi kiện đất đai hay khởi kiện hành chính về đất đai là cách thức người khởi kiện không đồng ý với các quyết định giải quyết quyết khiếu nại đất đai lần 1 hoặc lần 2 hoặc quá hạn hoặc không thông qua giải quyết khiếu nại mà thực hiện việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án.

Đối tượng khởi kiện hành chính về đất đai.

Theo quy định đối tượng khởi kiện hành chính về đất đai được quy định tại điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2016 và Điều 22 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
  • Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
  • Các hoạt động quản lý đất đai khác có ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt.

Hồ sơ khởi kiện hành chính về đất đai.

Hồ sơ khởi kiện hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định tại điều 118 Luật tố tụng hành chính 2016 hiện hành bao gồm:

– Đơn khởi kiện hành chính về đất đai với nội dung đầy đủ theo Điều 118 Luật tố tụng hành chính.

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện

– Bản sao quyết định hành chính về đất đai

Nếu vụ việc đã từng được giải quyết khiếu nại mà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu này thì người có đơn khởi kiện cần nộp:

  • Đơn khiếu nại hành chính về đất đai hoặc quyết định, thông báo, kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai (nếu có),…
  • Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại hành chính đó

– Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);

– CCCD, CMND (có chứng thực)

– Nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm nếu không thuộc trường hợp được miễn.

Đồng thời, nếu người khởi kiện vừa có đơn khởi kiện hành chính về đất đai tại toàn và vừa có đơn khiếu nại đất đai đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ cần phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn một trong 2 cách thức giải quyết tranh chấp đất đai và có văn bản thông báo cho Tòa án.

Bài viết liên quan