Cách tích hợp giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử tại nhà

253 Lượt xem

Trong lúc đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2; người dân có thể đề nghị cán bộ làm thủ tục tích hợp luôn Giấy phép lái xe (GPLX); Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT),…vào tài khoản định danh điện tử.

Trong trường hợp quên mang GPLX, BHYT,… người dân cũng có thể tự tích hợp tại nhà sau khi đã tạo tài khoản định danh điện tử.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì?

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Đồng thời, có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử như GPLX, BHYT, Hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng… để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Cách tự tích hợp giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử tại nhà

Hiện nay, ứng dụng VNeID đã nâng cấp phiên bản mới cho phép công dân tự tích hợp các loại giấy tờ lên ứng dụng vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.

Sau khi đăng ký được tài khoản định danh mức 2, công dân có thể tích hợp các giấy tờ tại nhà theo các bước:

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID và nhấn nút Đăng ký trên màn hình ứng dụng

Bước 2: Nhập thông tin gồm:

Số định danh cá nhân là số Căn cước công dân

Số điện thoại chính chủ đã đăng ký với nhà mạng sau đó nhấn Tiếp tục

Tiếp theo cập nhật thông tin lên ứng dụng:

  • Cách 1: Nhấn vào biểu tượng quét mã QR Căn cước công dân gắn chip
  • Cách 2: Nhập thủ công các trường thông tin trên Căn cước công dân gắn chip

Sau khi đăng ký các thông tin được điền đầy đủ và chính xác, nhấn vào link “Điều khoản sử dụng ứng dụng và dịch vụ” để hiểu rõ về các điều khoản liên quan đến việc sử dụng ứng dụng và các dịch vụ được cung cấp trên ứng dụng.

Nếu đồng ý thì tích vào mục “Đồng ý với điều khoản dịch vụ và ứng dụng” để hoàn thành

Bước 3: Nhập mã OTP

Sau khi thông tin được cập nhật thành công, nhập mã OTP được gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký ở các bước trước.

Trường hợp không nhận được tin nhắn hoặc mã OTP đã quá hạn sử dụng thì nhấn vào “Gửi lại mã”

Bước 4: Thiết lập mật khẩu cho ứng dụng VNeID

Yêu cầu: Mật khẩu có từ 8 đến 20 ký tự, gồm các số từ 0 đến 9, chữ viết hoa, viết thường từ A đến Z và ít nhất 01 ký tự đặc biệt (!$@#^*()_)

Bước 5: Tại màn hình chính chọn “Ví giấy tờ”

Bước 6: Chọn “Tích hợp thông tin”

Bước 7: Chọn “Tạo mới yêu cầu” và lần lượt nhập thông tin giấy phép lái xe/thẻ bảo hiểm sau đó gửi đi.

Bài viết liên quan