Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp về tài sản phức tạp; tốn nhiều thời gian, chi phí để giải quyết nhất hiện nay. Với đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai chuyên về nhà đất uy tín, giàu kinh nghiệm thực tế; Luật Đất Thủ có thể hỗ trợ khách hàng tư vấn tranh chấp đất đai một cách hiệu quả; nhanh chóng cho tất cả các trường hợp tranh chấp.
Xuất phát từ tính chất đặc thù tranh chấp đất đai rất phức tạp; tốn nhiều thời gian nên chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết từ giai đoạn đầu tiên của tranh chấp. Khi đến với Luật Đất Thủ – đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực đất đai nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng như sau:
Thứ nhất, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp
Đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai Luật Đất Thủ là những luật sư giỏi; giàu kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đất đai, nhà ở để hỗ trợ khách hàng rút ngắn thời gian giải quyết; và tiết kiệm chi phí.
Đội ngũ Luật sư thành viên; Luật sư cộng sự đông đảo. Có thể tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi có trụ sở tại Hà Nội; văn phòng chi nhánh tại Hồ Chí Minh; Văn phòng Chi nhánh tại Đà Nẵng; Văn phòng chi nhánh Hà Tĩnh.
Thứ hai, xử lý thông tin nhanh chóng
Chúng tôi có quy trình tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu để nghiên cứu; và đưa ra các phương án giải quyết để khách hàng xem xét nhanh chóng. Giúp bạn lựa chọn phương án tốt nhất để bảo vệ tối đa quyền; lợi ích hợp pháp của mình.
Chuyên viên pháp lý/Luật sư có thể giải đáp tất cả vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở. Giải quyết tất cả các loại tranh chấp đất đai như: Tranh chấp đất đai khi ly hôn; Tranh chấp Hợp đồng mua bán, đặt cọc, tặng cho, thế chấp; Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; Tranh chấp ranh giới đất đai; Tranh chấp đòi lại đất,…
Thứ ba, dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, chi phí hợp lý
Chúng tôi nhận ủy quyền giải quyết tất cả các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai. Thực hiện soạn thảo hồ sơ pháp lý; thu thập chứng cứ liên quan để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thay mặt khách hàng tham gia đàm phán; hòa giải, khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền; hoặc tranh tụng tại Tòa án.
Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai rõ ràng, hợp lý. Phù hợp với tính chất; mức độ tranh chấp của từng vụ việc cụ thể. Đảm bảo khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí; và thời gian giải quyết tranh chấp.
Luật sư làm việc luôn tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của Luật Luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Luôn đặt uy tín; chất lượng dịch vụ Luật sư đất đai lên hàng đầu. Trách nhiệm với công việc và luôn nỗ lực hết mình vì quyền; lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai
Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi lấn chiếm đất đai thì người lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm về mặt hành chính và dân sự.
Về mặt hành chính
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì người lấn chiếm đất sẽ bị:
- Phạt tiền (đối với từng loại đất sẽ có mức phạt khác nhau).
- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
- Khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Ngoài ra, Nghị định 102/2014/NĐ-CP sẽ được thay thế bằng Nghị định 91/2019/NĐ-CP từ ngày 05/01/2020. Theo đó, bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm theo quy định tại Điều 14 Nghị định trên.
Về mặt dân sự
Căn cứ tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây gọi là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với trường hợp tranh chấp khi bên lấn chiếm có diện tích đất được cấp sổ đỏ trùng lên đất nhà mình:
- Khi bên lấn chiếm đất đai đã đăng ký phần diện tích lấn chiếm thì người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục kiện đòi lại đất đồng thời yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với đất bị lấn chiếm.
- Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản bị lấn chiếm.
Đối với trường hợp lấn chiếm dù sổ đất không thể hiện đất đó là của mình
- Trường hợp bên lấn chiếm chưa đăng ký phần diện tích lấn chiếm trên giấy chủ quyền đất thì người bị lấn chiếm tiến hành kiện đòi lại đất và yêu cầu áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định theo Điều 127 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để ngăn chặn việc đăng ký diện tích trên giấy chủ quyền bởi nếu được thực hiện việc đăng ký chủ quyền sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị lấn chiếm đất.
- Người bị lấn chiếm cần thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Luật tư đất đai tư vấn, giải quyết tranh chấp lối đi chung
Tình huống thực tế: Chào Luật sư tư vấn Luật đất đai! Hiện nay gia đình tôi đang có tranh chấp với nhà hàng xóm liền kề liên quan đến lối đi chung. Diện tích đất 35m2 này gia đình; và một số hộ khác vẫn qua lại làm đường đi công cộng nhưng không hiểu vì sao gần đây nhà hàng xóm lại xuất trình được sổ đỏ có cả phần lối đi này là đứng tên riêng của họ. Xin luật sư tư vấn luật về hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung trong trường hợp này; và thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung như thế nào?
Thứ nhất, về hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung
Đối với trường hợp của gia đình bạn do bên kia đã được cấp sổ đỏ đối với phần đất đang tranh chấp nên chỉ có 02 phương án để xử lý.
– Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ có phần đất là lối đi chung đã cấp cho bên kia; nếu bạn có đủ căn cứ pháp lý; chứng cứ chứng minh được đất đấy là phần lối đi chung của các gia đình.
– Nếu phần đất 35m2 là của bên hàng xóm và đã được cấp sổ theo đúng quy định của pháp luật và nếu gia đình bạn; và các gia đình khác không có lối đi nào khác thì có thể yêu cầu gia đình hàng xóm liền kề phải mở lối đi cho mình.
Thứ hai, về trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung
Sau khi xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp; bạn có thể thực hiện các công việc cần thiết theo trình tự để giải quyết tranh chấp. Cụ thể như sau:
– Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai: Đề nghị UBND xã hòa giải tranh chấp lối đi liền kề, lối đi chung giữa các bên. Tại buổi hòa giải bạn có thể đưa ra các chứng cứ; căn cứ pháp lý của mình để các bên cân nhắc; thương lượng, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.
– Đề nghị UBND có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là lối đi chung, ngõ chung.
– Nếu không thể hòa giải được hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lối đi chung thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Ngoài việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho tòa án thì bạn cũng cần tìm hiểu; vận dụng quy định của pháp luật đất đai về tranh chấp lối đi chung; Bộ luật dân sự 2015; Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.