Xác minh về nguồn gốc tài sản

1,726 Lượt xem

Đối với những vụ việc thừa kế có nhiều yếu tố và khó xác định nguồn gốc tài sản được hình thành khi nào, có hợp pháp hay không, ai là người tạo ra,…Luật đất thủ sẽ giúp khách hàng xác minh nguồn gốc tài sản để giải quyết tranh chấp, chia thừa kế theo đúng quy định pháp luật.

Tài liệu chứng minh nguồn gốc đất liên quan đến thừa kế có tranh chấp về đất đai

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì những giấy tờ này bao gồm:

Một là, những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam;

Hai là, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

Ba là, giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

Bốn là, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 nam2 1993;

Năm là, giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định pháp luật.

Sáu là, những giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đấy như: bằng khoán điền thổ, văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ qua thuộc chế độ cũ;

Bảy là, các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định như: Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980; Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo chỉ số 229

Thủ tục xác minh nguồn gốc đất

Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất

Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đấy thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như: trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung ke khai đăng ký;

Hồ sơ xin xác minh nguồn gốc đất

Hồ sơ xin xác nhận nguồn gốc đất bao gồm: Đơn xin xác nhận nguồn gốc đất; các tài liệu chứng minh quá trình sử dụng, nguồn gốc của thửa đấy, vị trí thửa đất; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người làm đơn xin xác nhận; các văn bản khác có liên quan (nếu có);

Thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất đai

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác nhận nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại Uỷ bân nhân dân cấp xã, phường, thị trấn;

Bước 2: Cán bộ địa chính kiểm tra hồ sơ, phồi hợp với ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân xã sẽ cấp giấy xác nhận nguồn gốc đất đai là 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Diện được hiểu là phạm vi bao gồm những đối tượng chịu cùng một tác động nhất định như nhau nào đó. Do vậy mặc dù Bộ luật dân sự năm 2015 không có định nghĩa cụ thể giải thích như thế nào là diện thừa kế. Tuy nhiên có thể hiểu diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật.

Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật. Diện những người thừa kế được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng .

– Quan hệ hôn nhân xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng).

– Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ).

– Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ dựa trên cơ sò nuôi con nuối, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.

Điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản

Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, cụ thể:

– Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.

– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản

Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản

Người có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế được lựa chọn việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ, cụ thể như sau:

Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Theo Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định: “Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”

Bên cạnh đó, Điều 42 Luật Công chứng 2014 cũng có quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.

Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

Đồng thời khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).

– Xác nhận thông tin cư trú.

– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Bước 2:  Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.

– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.

– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.

– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.

(Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng

– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Cũng giống thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng chỉ xảy ra trong 02 trường hợp:

– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;

– Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Do đó, so với việc những người cùng hàng thừa kế nêu tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 phân chia cụ thể phần di sản của từng người thì khai nhận thừa kế lại thống nhất không chia di sản đó hoặc khi người thừa kế chỉ có duy nhất một người.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…

– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;

– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Trình tự, thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).

Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

– Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;

– Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

– Họ, tên người để lại di sản;

– Họ, tên của những người khai nhận di sản;

– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;

– Danh mục di sản thừa kế.

Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:

Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

Lưu ý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:

– Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);

– Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

– Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…

– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Bài viết liên quan