Thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đời sống về:
- Doanh nghiệp và đầu tư, thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình, hải quan, thuế, xây dựng,…
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh những hoạt động hành chính nhà nước, cụ thể là giữa các cơ quan nhà nước với công dân và các cơ quan nhà nước với nhau. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong đời sống hằng ngày, pháp luật hành chính điều chỉnh các thủ tục hành chính trong lĩnh vực như doanh nghiệp – đầu tư, thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình, hải quan, thuế, xây dựng…
Các hoạt động thường thấy liên quan đến thủ tục hành chính như:
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Thủ tục khai sinh, khai tử, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, nhập hộ khẩu, đăng ký lưu trú, đăng ký tạm trú, thay đổi họ tên, đăng ký nhận con nuôi, chia di sản,…
- Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tách thửa đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất…
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh, gia hạn, xin cấp lại giấy phép xây dựng, giấy phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình,…
- Thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động, đăng ký nội quy lao động, báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động nước ngoài, điều chỉnh lương người lao động,…
- Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: khai báo hải quan, thông quan
- Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính khi có căn cứ pháp luật xác định: bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đảng viên vi phạm, quản lý hộ tịch,…
- Thủ tục khai báo thuế, thu thuế, truy thu thuế, quyết định hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ…
Quy trình, thủ tục khiếu nại
Quy trình, thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011. Theo đó, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể khiếu nại lần đầu đến một trong những đối tượng sau:
- Người đã ra quyết định hành chính;
- Cơ quan có người có hành vi hành chính;
- Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến một trong những đối tượng sau:
- Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp người khiếu nại tiếp tục không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng việc đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến các cơ quan nói trên (Theo Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011). Đơn khiếu nại được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại 2011.
Quy trình, thủ tục khiếu nại
Quy trình thủ tục tố cáo
Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết, hay còn gọi là tố cáo hành vi vi phạm.
Hiện nay, quy trình tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định rõ tại Luật tố cáo 2018. Theo đó, tại Điều 28 Luật này quy định trình tự giải quyết tố cáo gồm các bước:
Bước 1: Thụ lý tố cáo (Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
- Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
- Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (2 người trở lên)
- Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo; ghi chép thành văn bản, biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
- Tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh trong quá trình xác minh.
- Khi kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
- Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo căn cứ trên nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
- Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật; đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
- Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý khi kết luận người bị tố cáo vi phạm.
Nếu xuất hiện dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Quy trình thủ tục khởi kiện hành chính
Theo Điều 42 Luật khiếu nại 2011, khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Luật TTHC). Quy trình thủ tục khởi kiện hành chính gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 118 Luật TTHC 2015. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
- Bước 2: Gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
- Bước 3: Sửa đổi, bổ sung đơn kiện khi có yêu cầu theo quy định tại Điều 122 Luật TTHC 2015
- Bước 4: Nộp tạm ứng án phí theo sau khi nhận được thông báo của Tòa án và nộp lại biên lai cho Tòa án trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (Điều 125 Luật TTHC 2015.
Vấn đề thi hành bản án/quyết định giải quyết vụ việc hành chính
Thi hành bản án hành chính là thực hiện bản án, quyết định của Tòa hành chính đã có hiệu lực pháp luật, được thực hiện theo Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
Trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ có thể chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục. Lúc này luật sư hỗ trợ là người nắm được thời hạn, quy trình thực hiện có thể can thiệp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Ngoài ra nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm nào gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng thì Luật sư sẽ có thể làm đơn tố cáo việc sai phạm này. Từ đó bảo vệ được quyền lợi tối đa cho bạn.
Luật sư Luật Đất Thủ chúng tôi tiếp nhận, cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tất cả những nội dung pháp lý nêu trên từ tư vấn cho đến trực tiếp tham gia giải quyết.
Thi hành bản án/quyết định hành chính
Các nội dung tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính theo sự vụ
Tư vấn
- Tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi cả nước: làm giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, bảo hiểm xã hội, mua bán nhà đất, khai di sản, giao thông đường bộ, an ninh trật tự,…
- Tư vấn về thủ tục khiếu nại, khiếu kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính khi có căn cứ pháp luật xác định: bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đảng viên vi phạm, quản lý hộ tịch, …
- Tố cáo, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức,…
- Tư vấn xử lý các nội dung về chế tài hành chính như ngăn chặn, khôi phục hiện trạng, đi cai nghiện bắt buộc, xử phạt hành chính, cưỡng chế, …
- Tư vấn các quy định liên quan đến thủ tục thu thuế, truy thu thuế, quyết định hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ…
- Và những vấn đề khác thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính.
Soạn thảo đơn từ, văn bản
- Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục: khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo,…
- Soạn đơn từ, công văn liên quan: đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, đơn tố cáo
- Liên hệ, làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
Các dịch vụ pháp lý ngoài tư vấn như trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án, yêu cầu hành chính
- Nghiên cứu hồ sơ, thông tin về vụ việc, đối chiếu với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp hành chính;
- Liên hệ và làm việc với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hành chính;
- Đại diện tham gia đối thoại trong các tranh chấp hành chính;
- Hướng dẫn khách hàng hoặc đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn tố tụng;
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong giai đoạn thi hành án;
Tư vấn thủ tục hành chính thường xuyên cho doanh nghiệp
Tư vấn thủ tục hành chính thường xuyên cho doanh nghiệp (dịch vụ “Luật sư nội bộ”) được hiểu là doanh nghiệp có thể yêu cầu Luật sư tư vấn, thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính bất cứ khi nào và tại bất cứ nơi nào phát sinh vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm:
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp
- Thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu, hàng hoá, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tư vấn về việc điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động
- Tư vấn các chính sách thuế, các thủ tục thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn, soạn thảo văn bản khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế và các hành vi hành chính, quyết định hành chính trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp
- Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ, làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
- Các công việc khác theo yêu cầu của doanh nghiệp phù hợp với từng gói dịch vụ
Tư vấn thủ tục hành chính thường xuyên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm những vấn đề trên. .
Quý Doanh nghiệp có thể lựa chọn các gói dịch vụ tư vấn thường xuyên sau: Gói Cơ bản, Gói Nâng Cao và Gói chuyên nghiệp với mức phí hoạt phù hợp với nguồn tài chính của mọi doanh nghiệp và chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn so với thuê một Luật sư để giải quyết từng sự việc cụ thể.
Tư vấn thủ tục hành chính thường xuyên cho doanh nghiệp
Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ
Cách thức tiếp nhận hồ sơ và thực hiện công việc cho khách hàng
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;
- Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
- Bước 3: Khách hàng và Luật Đất Thủ ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
- Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại tòa án các cấp;
- Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Với tôn chỉ “Tận tâm – uy tín – hiệu quả”, công ty Luật Đất Thủ cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đảm bảo về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.
Không chỉ thế, dịch vụ luật sư hình sự của công ty Luật Đất Thủ luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật và mang lại hiệu quả công việc cao nhất cho khách hàng.
Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, công ty Luật Đất Thủ còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.