Luật đất thủ với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong Cơ quan điều tra nên việc tiềm kiếm chứng cứ có lợi cho bị cáo, đương sự trong việc giải quyết vụ án là một ưu điểm nổi trội. Luật đất thủ luôn nghiên cứu kỹ và theo sát quá trình giải quyết vụ án, thu thập các chứng cứ, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đó là các chứng cứ gỡ tội, chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội. Trong giai đoạn tiền tố tụng, việc thu thập chứng cứ của luật sư là cực kỳ quan trọng, được chúng tôi chủ động thực hiện thông qua các hoạt động của nghề điều tra và thám tử. Từ đó mới có cơ sở để phân tích tình huống, trình bày lý lẽ bảo vệ triệt để quyền và lợi ích cho khách hàng.
Chứng cứ là gì?
Chứng cứ là những gì có thật, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Nó chứng minh, phản ánh về một vấn đề pháp lý cụ thể. Nó tồn tại ở rất nhiều dạng như: tồn tại dạng vật chất như dấu vết vật lý; dấu vết sinh học; dất vết hóa học, tồn tại dạng dữ liệu như thông tin liên lạc mạng viễn thông, mạng internet.
Vì sao việc tìm kiếm thu thập chứng cư là ưu điểm của Luật Đất Thủ?
Chúng tôi hiểu về cơ chế tồn tại của chứng cứ là mọi sự vật hiện tượng khi vận động đều có sự tác động với sự vật hiện tượng khác. Từ tư duy logic và kiến thức tổng quát của các môn khoa học chúng tôi biết nó đang và sẽ tồn tại ở đâu. Bằng kinh nghiệm và phương pháp được đào tạo chính quy chúng tôi biết cách chuyển hóa, tìm kiếm và thu thập nó một cách hợp pháp.
1.1. Chứng cứ trong vụ án hình sự
Chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
(Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
1.2. Chứng cứ trong vụ việc dân sự
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
(Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
1.3. Chứng cứ trong vụ án hành chính
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
(Điều 80 Luật Tố tụng hành chính 2015)
Các nguồn chứng cứ trong vụ án
2.1. Nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
(Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
2.2. Nguồn chứng cứ trong vụ việc dân sự
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
(Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
2.3. Nguồn chứng cứ trong vụ án hành chính
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 81 Luật Tố tụng hành chính 2015)