Trong cuộc sống hiện nay thường xuyên xảy ra hiện tượng những người có nhu cầu về tiền bạc vướng vào “Tín dụng đen”. Do không hiểu biết hoặc do khó khăn trong việc tạo lập hồ sơ vay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng. Nên họ quay sang tiếp cận nguồn vốn vay “ngoài tín dụng”. Tuy có ưu điểm nhận được tiền vay nhanh, nhưng lãi suất phải chịu là “nặng lãi” và “lãi mẹ đẻ lãi con”. Có cầu thì có cung, những người cho vay “ngoài” xuất hiện. Để cho vay, họ nhận cầm cố tài sản là nhà, đất và xe bằng hợp đồng giả tạo (giả cách) bán đứt tài sản. Khi con nợ không trả được thì lấy luôn tài sản. Ngoài ra không trả nợ thì đã có “đàn em” được cử đến đe dọa giết con, làm nhục với hàng xóm; bắt viết giấy nhận nợ; thậm chí đánh và đập phá tài sản; xông vào nhà đuổi người đang ở ra; có khi gọi điện hoặc tung lên mạng hình ảnh cắt ghép để chửi bới và làm nhục…nhằm làm con nợ sợ mà trả. Thật may, tất cả những hành vi trên đều bị xã hội rất nên án và được Pháp luật quy định bị xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, để đối phó với loại tình huống này phải cần có lòng gan dạ, kinh nghiệm và sự khôn khéo…
Luật đất thủ với đội ngũ luật sư chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong điều tra tội phạm có tổ chức, tự tin giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng những vấn đề phức tạp nêu trên. Từ nhữngchuyên môn và kinh nghiệm thực tế, Luật Đất Thủ luôn trả lời tốt các câu hỏi dưới đây:
- Thế nào là cho vay nặng lãi? Nên làm gì khi lỡ vay nặng lãi?
- Hợp đồng giả cách được pháp luật quy định như thế nào?
- Giang hồ đến nhà bàn xử lý ra sao?
- Viết giấy nhận nợ có bị sao không?
- Ứng xử như thế nào khi bị gọi điện đòi nợ hay bị tung hình ảnh cắt ghép trên mạng?
- Thế nào là cưỡng đoạt tài sản?
Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Mức phạt hành chính đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.
Đối với những trường hợp bạn không đủ khả năng trả nợ, cam kết sẽ trả khi có tiền nhưng vẫn bị chủ nợ cho xã hội đen đe dọa, xúc phạm, lạm nhục hay hủy hoạt tài sản ép buộc trả nợ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tính mạng.
Khi bạn bị xã hội đen đòi nợ thì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình cách tốt nhất bạn nên báo ngay cơ quan công an gần nhất; đặc biệt hạn chế lời nói, cử chỉ mang tính kích động. Để việc trình báo được xử lý nhanh chóng thì bạn nên lưu giữ, thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của xã hội đen như: quay clip, chụp hình, có camera thì nên trích xuất camera làm bằng chứng. Nếu xã hội đen hành hung thì bạn nên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố hoặc yêu cầu bồi thường.
Tùy vào mức độ hành vi của xã hội đen để đòi nợ mà có thể truy cứu về một số những hình thức sau đây: Xử phạt hành chính (Điều 5 – Nghị định số 167/2013/ND-CP)
Truy cứu trách nhiệm hình sự về một số tội danh sau:
– Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
– Tội đe dọa giết người (Điều 133 – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
– Tội làm nhục người khác: Nếu xã hội đen đòi nợ có hành vi xúc phạm, chửi mắng người khác thì còn có thể cấu thành tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Công việc luật sư hỗ trợ Chuyên giải quyết các vụ “Tín dụng đen” đi kèm vay nặng lãi, cưỡng đoạt, hủy hoại, xúc phạm, làm nhục và hợp đồng cầm cố nhưng giả cách mua bán nhà, đất, xe.
- Tư vấn trực tiếp khi tình huống đang diễn ra;
- Hướng dẫn cho việc phòng ngừa và lên kịch bản úng phó;
- Cùng lực lượng chức năng bảo vệ khách hàng;
- Thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan;
- Đại diện hoặc là luật sư bảo vệ trong quá trình tố tụng;