Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự, liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản. Người bị hại họ là nguời trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín do tội phạm gây ra dưới nhiều hình thức, người bị hại có quyền mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Khi xảy ra thiệt hại liên quan đến vụ án Hình sự, Bị hại hoặc người thân có thể mời Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại nhằm bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn cho bị hại về pháp luật hình sự;
- Luật sư bảo vệ bị hại có thể tham soạn đơn tố giác tội phạm, tin báo, giai đoạn điều tra;
- Cử Luật sư trao đổi với người bị hại để nghiên cứu vụ việc, trực tiếp hoặc cùng bị hại thu thập chứng cứ, vật chứng vụ án để bảo vệ;
- Đại diện cho bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Luật sư sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ;
- Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, toà án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị hại.
Trình tự thực hiện dịch vụ
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc như tường trình, các quyết định của cơ quan tố tụng, giấy tờ có liên quan…);
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công Luật sư tham gia tố tụng;
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật để thông báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thủ tục tố tụng bảo vệ quyền lợi cho bị hại;
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền và triển khai nghiên cứu hồ sơ, tìm các hướng giải pháp giải quyết vấn đề cho bị hại;
Bước 5: Tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi của bị hại tại cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền.
Quy định Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại
Tại Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.“
Với 8 quyền năng cơ bản tại khoản 3 Điều 84 trên, trong quá trình bảo vệ luật sư cũng cần làm rõ các quyền cụ thể như:
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật và yêu cầu về việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ, có mặt trong hoạt động lấy lời khai, đối chất, nhận dạng của người mà mình bảo vệ.
Ngoài các quyền năng trên thì luật sư cũng phải có các nghĩa vụ sau:
- Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
- Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Quyền và nghĩa vụ của người bị hại
Quyền và nghĩa vụ của Bị hại được quy định tại Điều 62 BLTTHS:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định ;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
Ngoài các quyền trên họ có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định nêu trên.