Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp sa thải, người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của chúng tôi gồm:
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp
- Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp
– Tư vấn, hướng dẫn để khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyết định sa thải;
– Phân tích, đánh giá hồ sơ, lời trình bày của khách hàng để xác định căn cứ, trình tự thủ tục sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để khách hàng lựa chọn;
– Tư vấn pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án.
Khi một bên không muốn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nhưng làm thế nào để đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật? Và liệu có những phương thức giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng nào?
-
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015;
Bộ luật Lao động 2019;
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Luật hòa giải cơ sở 2013.
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp động là việc một bên tự ý chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trước thời hạn mà không có sự cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng của một trong các bên còn lại tham gia quan hệ hợp đồng.
-
Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi:
Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
các bên thỏa thuận về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng;
Thuộc trường hợp pháp luật quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng.
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải thông báo cho bên kia không?
Cũng theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 thì khi bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 còn quy định rõ về thời hạn thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo đó:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì báo trước cho công ty:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ.
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động cũng phải báo trước cho người lao động theo khoảng thời gian quy định sau:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ.
-
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
-
Trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật
Để hạn chế những tranh chấp và rủi ro không đáng có về việc chấm dứt thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên, cần thực hiện thủ tục này theo quy định của pháp luật theo các bước sau:
Bước 1: Hai bên tiến hành gặp gỡ thương lượng, hòa giải để đàm phán vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và làm rõ căn cứ chấm dứt hợp đồng với đối tác.
Bước 2: Ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Bước 3: Gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho các bên trong hợp đồng.
Bước 4: Đối chiếu và xác nhận công việc hoàn thành, công nợ khi hợp đồng đã chấm dứt.
-
Phương thức giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Có 3 phương thức để giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng, đó là: thương lượng, hòa giải và giải quyết bằng Tòa án.
7.1. Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên được tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận về vấn đề tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết chung cho các bên. Đây là phương thức không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
7.2. Hòa giải
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải do các bên tự thỏa thuận và các bên được quyền chỉ định hòa giải viên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Nếu không lựa chọn được thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải để giải quyết. Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013.
7.3. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Khi đã không thể giải quyết bằng hòa giải và thương lượng. Các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp được thuân theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành.
-
Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật Đất Thủ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:
– Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp;
– Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..);
– Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
– Đại diện đàm phán tranh chấp;
– Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
– Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại.