– Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
– Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại thực chất là tranh chấp hợp đồng. Đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại và luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.
Đặc điểm tranh chấp thương mại
Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).
Thứ hai, về chủ thể tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Phân loại tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thương mại có thể là:
* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên
* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên
– Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng.
– Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định hợp đồng.
* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai. Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết. Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.
* Theo nghiệp vụ giao dịch
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá
– Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
– Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán
* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)
– Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng
– Vi phạm nguyên tắc ký kết
– Căn cứ ký kết không hợp pháp
– Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ
– Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng
– Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng
* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng
– Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng
– Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:
Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm:
+ Thương lượng giữa các bên.
+ Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại được quy định như thế nào?
Về nội dung thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại thì tại Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Luật Đất Thủ cung cấp những dịch vụ bao gồm:
– Tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan tới tranh chấp thương mại của Khách hàng và trả lời các câu hỏi pháp lý của Khách hàng;
– Rà soát rủi ro, tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp thương mại khả thi cho Khách hàng;
– Tham gia các buổi họp với Khách hàng hoặc bên tranh chấp để thương lượng, đưa ra giải pháp chung cho các bên nhằm giải quyết tranh chấp trong và ngoài Tòa án, Trọng tài;
– Soạn thảo, rà soát các Thư yêu cầu, Biên bản thỏa thuận, và các loại tài liệu khác theo yêu cầu của Khách hàng để giải quyết tranh chấp thương mại;
– Tư vấn về khả năng khởi kiện, thủ tục tố tụng, khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài có thẩm quyền khi Khách hàng có yêu cầu;
– Hỗ trợ Khách hàng soạn thảo Đơn khởi kiện, hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan để tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài;
…
Để Luật Đất Thủ có thể hiểu được sơ bộ vụ việc và nghiên cứu hồ sơ, Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại cần cung cấp các tài liệu sau:
– Hợp đồng/Thỏa thuận/Biên bản/Tin nhắn xác lập giao dịch thương mại;
– Các Biên bản giao hàng/Biên bản nghiệm thu/Hóa đơn GTGT và các tài liệu khác liên quan đến quá trình thực hiện Hợp đồng;
– Các Thư yêu cầu thanh toán/Yêu cầu bồi thường thiệt hại/Yêu cầu chấm dứt Hợp đồng/Công văn trao đổi và các tài liệu khác liên quan đến việc phát sinh và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Sau khi nhận được tài liệu liên quan đến vụ việc của Khách hàng, chúng tôi sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu để Khách hàng có thể cân nhắc việc sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Đất Thủ.