Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, công văn, văn bản, đại diện doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền.

139 Lượt xem

Hoạt động của luật sư đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước

Đại diện thực hiện các thủ tục hành chính

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc làm việc với các cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính. Theo đó, các nhóm thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện được trải dài trên các lĩnh vực:

  • Lĩnh vực thuế;
  • Lĩnh vực điều kiện kinh doanh;
  • Lĩnh vực giao dịch thương mại qua biên giới;
  • Lĩnh vực đất đai;
  • Lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành;
  • Lĩnh vực khởi sự kinh doanh;
  • Lĩnh vực đầu tư;
  • Lĩnh vực xây dựng;
  • Lĩnh vực môi trường;…

Khi tham gia đại diện cho khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, Luật sư phải có những trang bị cần thiết về mặt pháp lý và thực tiễn để có cách thực hiện phù hợp. Dù các thủ tục hành chính được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và dựa trên lĩnh vực và nội dung quan hệ pháp luật khác nhau nhưng hầu hết Luật sư đều có các hoạt động chính như sau:

  • Soạn thảo các văn bản, hồ sơ, đơn từ theo yêu cầu của thủ tục hành chính;
  • Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính;
  • Tham gia các phiên họp, gặp mặt trao đổi cùng với thân chủ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Phát hiện những sai phạm trong thủ tục hành chính, quyết định hành chính hay vi phạm của cá nhân, tổ chức và có những biệt pháp đối kháng phù hợp như khiếu nại, tố cáo,…

Đại diện thực hiện các thủ tục tố tụng

Đối với Luật sư đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng, tùy vào vụ án doanh nghiệp đang tham gia là kinh doanh – thương mại, vụ án dân sự hay vụ án hành chính,… việc thực hiện các thủ tục tố tụng cũng có sự thay đổi nhất định. Do đó, để thực hiện những thủ tục này, Luật sư thường có những hoạt động như sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ, thông tin về vụ án, đối chiếu với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo thực hiện đúng thủ tục;
  • Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin giao nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ;
  • Đại diện hoặc tham gia cùng thân chủ tại các buổi hòa giải và tranh tụng tại Tòa án.
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ kịp thời phục vụ cho hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn;
  • Tư vấn, hướng dẫn thân chủ các hướng giải pháp hữu ích đối với những giai đoạn thân chủ phải tự chủ thực hiện
  • Kịp thời phát hiện những sai sót của bản thân trong quá trình tham gia các thủ tục và có những sửa đổi phù hợp để đảm bảo quyền và lợi ích cho thân chủ;
  • Kịp thời kháng cáo hoặc đề nghị xét lại bản án, quyết định khi phát hiện những sai phạm trong các thủ tục tố tụng…

Luật sư đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính

Vai trò của luật sư đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước

Luật sư cung cấp dịch vụ đại diện cho doanh nghiệp thông qua hợp đồng dịch vụ

Luật sư đại diện cho doanh nghiệp để giải quyết công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận. Theo đó, xuất phát từ các hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư thể hiện vai trò trong phạm vi và nội dung trong hợp đồng quy định:

  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa doanh nghiệp và luật sư;
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa doanh nghiệp và công ty/văn phòng luật sư hành nghề, luật sư với tư cách là cá nhân làm việc được công ty/văn phòng phân công.

Thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư cùng doanh nghiệp hoặc thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc. Với vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp nắm bắt được quy định pháp luật và thực hiện đúng pháp luật, luật sư được doanh nghiệp tin tưởng để đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước trong tố tụng và cả ngoài tố tụng trong nhiều lĩnh vực pháp lý.

Lợi ích khi tham gia dịch vụ đại diện cho doanh nghiệp

Quá trình này các cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục này vì thế luật sư hỗ trợ là người nắm được thời hạn, quy trình thực hiện từ đó luật sư có thể can thiệp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Do đó, với sự am hiểu pháp luật của mình, luật sư có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, tránh bị một bộ phận các cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan này đưa ra những yêu cầu không phù hợp với quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, luật sư sẽ hỗ trợ việc nộp đơn từ để giúp người yêu cầu có thể xác định được rõ ràng hơn về các căn cứ còn thiếu. Nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm nào gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp thì luật sư sẽ có thể là đơn tố cáo việc sai phạm này. Từ đó bảo vệ được quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Bài viết liên quan