Tư vấn xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Vi phạm, tranh chấp đối với nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, cạnh tranh)

155 Lượt xem
  1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

  1. Hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Khi muốn yêu cầu xử lý các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các đối tượng có quyền yêu cầu xử lý vi phạm cần gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm và các chứng cứ, thông tin xác định vi phạm (nếu có) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Về Đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Đơn yêu cầu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Nêu rõ ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có; nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.’

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

+ Về chứng cứ, thông tin xác định vi phạm

– Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Cán bộ nhận hồ sơ ký xác nhận vào bản sao đã được đối chiếu với bản gốc và không cần có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan cấp các giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ đó.

– Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan xử lý vi phạm được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có).

– Các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Người yêu cầu xử lý vi phạm có thể thực hiện dịch vụ yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn về xác định phạm vi bảo hộ và yếu tố vi phạm, chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi xâm phạm hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc.

  1. Nội dung dịch vụ luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ:

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến Luật Đất Thủ tư vấn các lĩnh vực chủ yếu sau trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

+ Tư vấn việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với: Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích/sáng chế…;

+ Tư vấn đăng ký xác lập quyền và tư vấn bảo vệ bản quyền đối với các tác phẩm;

+ Tư vấn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định của luật sở hữu trí tuệ;

+ Hướng dẫn, đưa ra phương thức giải quyết pháp lý riêng biệt cho từng trường hợp vướng mắc của Bạn trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư chuyên trách của Luật Đất Thủ luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các câu hỏi pháp lý của bạn một cách tận tình, chu đáo.

+ Ngoài ra, Chúng tôi còn cung cấp dịch vụ pháp lý khác như: Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng, sáng chế… hoặc các yêu cầu pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Bài viết liên quan